Sùi
mào gà ở lưỡi do bệnh nhân quan hệ bằng miệng với đối tượng mắc bệnh
nên bị lây nhiễm; các biểu hiện là nốt sần xuất hiện ở lưỡi.
Khi nhắc đến bệnh sùi mào gà, mọi người chủ yếu nghĩ đến con đường lây truyền qua tình dục và bệnh thường xuất hiện ở xung quanh bộ phận sinh dục. Nhưng thực tế, bệnh sùi mào gà có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, chẳng hạn như ở lưỡi bệnh nhân. Bệnh sùi mào gà ở lưỡi không quá phổ biến, tuy nhiên đối tượng mắc căn bệnh này chủ yếu là nam giới.
Sùi mào gà ở lưỡi là bệnh gì?
Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh thường mắc phải do quan hệ tình dục thiếu lành mạnh (nhiều bạn tình hay kể cả không sử dụng biện pháp bảo vệ). Triệu chứng phổ biến của căn bệnh này là sự xuất hiện của các nốt sần có màu hồng hơi nhạt. Theo thời gian, nốt sần này lớn dần và bóng hơn do có chứa dịch mủ bên trong. Bệnh sùi mào gà có khả năng lây truyền rất nhanh và để lại nhiều ảnh hưởng cho người bệnh.
Theo khoa học, bệnh sùi mào gà xuất phát từ một loại virus có tên là HPV (hay cụ thể là Human Papilloma). Loại virus này có đến 120 chủng virus nhưng chủng gây ra bệnh sùi mào gà chủ yếu là do HPV-6 và HPV-11. Đối tượng mắc bệnh thường tập trung trong độ tuổi từ 25 - 45 tuổi. Triệu chứng của sùi mào gà có thể xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể. Nếu bệnh nhân nhiễm bệnh qua con đường tình dục thì chủ yếu xuất hiện các nốt sần ở vùng hậu môn, bộ phận sinh dục (dương vật, âm đạo) hoặc lưỡi.
Hôn môi cũng là một con đường lây truyền bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà ở lưỡi là các triệu chứng của bệnh sùi mào gà xuất hiện trên lưỡi. Theo các bác sĩ, nguyên nhân dẫn các nốt sần xuất hiện ở lưỡi là do bệnh nhân có quan hệ bằng miệng với đối phương mắc bệnh nên bị lây nhiễm. Để dễ dàng phân biệt các vị trí xuất hiện sùi mào gà, người ta thường gọi bệnh sùi mào gà ở lưỡi để nhận biết bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở lưỡi
Nhiều năm gần đầy, bệnh sùi mào gà ở lưỡi ngày càng nhiều hơn là do xu hướng tình dục bằng miệng ngày một phổ biến, mang lại những hứng thú mới lạ trong quan hệ. Tuy nhiên, nhiều người lại không biết rằng đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh về miệng. Điển hình như bệnh sùi mào gà ở lưỡi, một căn bệnh khá nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng đau đớn cho người bệnh khi trở nặng.
Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh sùi mào ở lưỡi là gì? Thực tế, bệnh sùi mào gà xuất hiện ở bất kì vị trí nào cũng đều do nhiễm virus HPV. Đối với những triệu chứng ở lưỡi, phần lớn là do bệnh nhân quan hệ bằng miệng với người mắc bệnh nên bị lây nhiễm. Ngoài ra, hôn môi cũng là một con đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà. Mặc dù tỷ lệ thấp hơn nhưng các bác sĩ vẫn khẳng định bệnh có thể lây nhiễm qua các vật trung gian như cốc, khăn tắm, đồ dùng cá nhân,...
Đối với những bệnh nhân nặng, không chỉ lưỡi mà họng và miệng cũng xuất hiện các nốt sần sùi, có mủ. Khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống, vệ sinh và giao tiếp hằng ngày. Căn bệnh không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mà chất lượng đời sống tinh thần của người bệnh cũng bị giảm đi.
Các loại sùi mào gà ở lưỡi và đối tượng dễ mắc bệnh
Các loại sùi mào gà xuất hiện ở lưỡi
Bệnh sùi mào gà ở lưỡi không chỉ đơn thuần là các nốt sần xuất hiện trên lưỡi mà còn có nhiều biểu hiện khác. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong các triệu chứng là do giữa các chủng HPV cũng có sự khác biệt. Nhìn chung thì các loại sùi mào gà thường gặp nhất bao gồm:
Dạng u nhú hình vảy: đây là những tổn thương do chủng HPV-6 và HPV-11 gây ra. Theo quan sát bằng mắt, bạn dễ dàng nhìn thấy những vết lở có hình dáng như súp lơ.
Dạng mụn cóc (mụn cơm): đây là loại mụn phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào khác như hậu môn, dương vật, âm đạo hay kể cả là lưỡi. Những vết sưng này thường xuất phát từ chủng HPV-2 và HPV-4.
Bệnh Heck: tức ở phần lưỡi các lớp biểu mô khu trú có triệu chứng sưng lên. Theo các nhà nghiên cứu thì đây là hiện tượng do HPV-13 và HPV-32 tạo ra.
Bướu Condyloma: đây là một loại bướu thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục. Lý giải tại sao loại bướu này lại xuất hiện ở cả lưỡi thì bác sĩ cho rằng bệnh nhân có thể đã quan hệ tình dục bằng miệng với người mắc bệnh nên bị lây nhiễm. Chính chủng HPV-2, HPV-6 và HPV-11 là nguyên nhân gây nên những tổn thương cho người bệnh.
Đối tượng dễ mắc sùi mào gà ở lưỡi
Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sùi mào gà ở lưỡi chủ yếu là:
Nam giới vì nam giới thường có xu hướng tình dục bằng miệng để làm tăng hứng thú cho đối phương. Đồng thời, nam giới thường có sở thích quan hệ bằng miệng.
Những người có thói quen quan hệ tình dục không an toàn (không sử dụng biện pháp ngăn ngừa bệnh). Những người có nhiều bạn tình, tức quan hệ tình dục với nhiều người mà không sử dụng bao cao su.
Người lạm dụng rượu bia, thường xuyên sử dụng các chất kích thích.
Người có sức đề kháng yếu nên dễ bị lây nhiễm.
Triệu chứng sùi mào gà ở lưỡi
Bệnh sùi mào gà dù xuất hiện ở vị trí nào trên cơ thể thì hầu hết các triệu chứng đều tương tự nhau và thời gian ủ bệnh đều nằm trong khoảng từ 2 - 9 tháng. Tuy nhiên, đối với với bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà ở lưỡi thì các giai đoạn phát triển của bệnh thường rõ rệt hơn, cụ thể như:
Triệu chứng sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu: người bệnh cảm nhận rõ ràng triệu chứng của bệnh vì phần lớn các hạt sần vẫn còn nhỏ, chỉ nổi li ti và thưa thớt ở nhiều vị trí. Có thể là trên lưỡi, trong má, môi hay kể cả là khoang miệng. Những triệu chứng này tương đối giống với dấu hiệu của bệnh nhiệt miệng nên mọi người thường không quan tâm, khiến tình trạng bệnh ngày một nặng hơn.
Triệu chứng sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn 2: ở giai đoạn này các vết sần đã nổi nhiều hơn với kích thước lớn và lan rộng nên rất dễ quan sát. Đồng thời, chúng tạo thành các mảng màu hồng nhẹ hoặc màu trắng, có dạng như mào gà. Mặc dù, nổi nhiều trên bề mặt lưỡi, má trong,... nhưng chúng không gây ra cảm giác ngứa ngáy hay đau đớn nào cả. Tuy nhiên, khi ăn uống, chúng rất dễ bị xước gây chảy mủ hoặc máu.
Triệu chứng sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn 3: đây là giai đoạn nặng nhất vì các nốt sần đã phát triển rất to kèm theo triệu chứng lở loét nên người bệnh cảm thấy đau và khó chịu. Khi ăn uống, thức ăn va chạm với các nốt sần khiến chúng chảy dịch thì khả năng viêm nhiễm càng cao. Đồng thời, xuất hiện mùi hôi từ miệng của bệnh nhân. Một số trường hợp nốt sần lan ra ngoài miệng khiến bệnh nhân cảm thấy rất tự ti và không dám gặp hoặc giao tiếp với người khác
Điều trị sùi mào gà ở lưỡi
Sùi mào gà ở lưỡi luôn trong môi trường ẩm ướt nên các tổn thương này sẽ khó chữa trị hơn những nốt sùi mào gà ngoài da. Vì thế, đòi hỏi người bệnh phải chú ý đến vị trí của các nốt sùi cũng như đặc điểm của chúng
Khi phát hiện triệu chứng bệnh, người nhiễm cần sớm đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí; tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hay điều trị bằng những phương pháp “truyền miệng”. Vì không những không chữa khỏi bệnh mà còn có thể gây ra những phản ứng xấu ngoài ý muốn.
Điều trị sùi mào gà ở lưỡi bằng thuốc
Phương pháp này chỉ hiệu quả khi bệnh vẫn còn ở tình trạng nhẹ. Bác sĩ sẽ thăm khám và áp dụng những đơn thuốc khác nhau, sẽ có loại thuốc uống và thuốc chấm.
Điều trị sùi mào gà ở lưỡi
Điều trị sùi mào gà ở lưỡi
Điều trị sùi mào gà ở lưỡi bằng nhiệt
Có hai phương pháp chữa sùi mào gà ở lưỡi bằng nhiệt: Nhiệt nóng và nhiệt lạnh. Đối với phương pháp nhiệt nóng, bác sĩ sẽ dùng tia lazer để đốt cháy các nốt sùi mào gà, phương pháp này làm phá vỡ cấu trúc của các nốt sùi, do đó các nốt sùi cháy và rụng ra. Còn với phương pháp nhiệt lạnh, người ta phun nitơ lỏng làm đóng băng các nốt sùi, nhiệt độ thấp làm co các mạch máu và lớp tế bào bên dưới nốt sùi làm nốt sùi long ra mà vết thương không hề chảy máu.
0 Nhận xét