Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Responsive Advertisement

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà là bao lâu? Triệu chứng và cách phòng ngừa

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà thường khá lâu, các triệu chứng giai đoạn đầu không rõ ràng nên rất khó để nhận biết, phòng ngừa và điều trị.

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà là bao lâu?

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà thường khá lâu, bệnh phát triển âm thầm giai đoạn đầu. Nên có nhiều người mắc bệnh sùi mào gà mà không biết, làm tăng nguy cơ lây lan sùi mào gà cho toàn xã hội.

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà là bao lâu? Triệu chứng và cách phòng ngừa

Sùi mào gà giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ rệt nên bệnh nhân không hề biết mình mắc bệnh. Thời gian ủ bệnh sùi mào gà là từ 2 đến 9 tháng, cá biệt có trường hợp chỉ 1 tháng. Thời gian ủ bệnh ngắn hay dài phụ thuộc vào độ tuổi, cơ địa và sức đề kháng của từng người:

  • Với người có cơ địa và sức đề kháng yếu thì thường sau 2-3 tháng bị nhiễm virus HPV (Virus gây bệnh sùi mào gà), trên cơ thể đã xuất hiện các nốt sùi to, nhỏ khác nhau.
  • Với người có hệ miễn dịch và sức đề kháng tốt, thời gian ủ bệnh lâu hơn, có thể kéo dài tới 8-9 tháng.
  • Người đảm bảo vấn đề vệ sinh thì bệnh sùi mào gà phát triển chậm và thời gian ủ bệnh có thể kéo dài hơn.
  • Một số cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch có khả năng tự đào thải thì thời gian ủ bệnh sùi mào gà rất lâu. Thậm chí có trường hợp thời gian ủ bệnh kéo dài đến vài năm.

Sau thời gian ủ bệnh, các dấu hiệu của bệnh sùi mà gà dần xuất hiện qua từng giai đoạn.

Đọc thêm: Dấu hiện nhận biết bạn tình mắc bệnh sùi mào gà?

Những triệu chứng sùi mào gà ở cả nam và nữ

Triệu chứng sùi mào gà ở nam giới

Giai đoạn đầu bệnh sùi mào gà ở nam giới

Cơ quan sinh dục và da xung quanh khu vực bao quy đầu, nếp gấp bẹn,... bị nổi các nốt sùi mềm, có màu hồng nhạt, hơi nhô cao và xuất hiện đơn độc. Các nốt sùi này không gây khó chịu hoặc ngứa nên rất khó nhận biết;

Giai đoạn sau bệnh sùi mào gà ở nam giới

Các nốt sùi phát triển và tập trung thành các mảng có đường kính khoảng vài centimet. Các mảng có hình thức giống với mào gà hoặc súp lơ, chạm vào có cảm giác mềm và hơi ẩm ướt. Vì bên trong các mảng có dịch nên nếu ấn mạnh sẽ làm chảy dịch ra ngoài. Một số trường hợp nốt sùi có thể phát triển to bằng nắm tay, có máu, dịch bốc mùi khó chịu.

Triệu chứng sùi mào gà ở nữ giới

Vì cơ quan sinh dục của phụ nữ có kết cấu khá phức tạp nên bệnh sùi mào gà phát triển khá thầm lặng mà không có triệu chứng rõ ràng. Đến khi rõ triệu chứng và đi khám thì thường bệnh đã phát triển tới giai đoạn muộn.

Vì cơ quan sinh dục của phụ nữ có kết cấu khá phức tạp nên bệnh sùi mào gà phát triển khá thầm lặng mà không có triệu chứng rõ ràng. Đến khi rõ triệu chứng và đi khám thì thường bệnh đã phát triển tới giai đoạn muộn.

Thông thường, sau khoảng 3 tuần khi quan hệ tình dục với người mắc HPV, vùng kín của nữ giới sẽ xuất hiện các nốt sùi có màu hồng nhạt, có dịch bên trong và dễ chảy máu. Những nốt sùi có thể xuất hiện trên môi lớn, môi bé, âm đạo và tử cung mà không gây triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Nếu quan hệ tình dục hoặc cọ xát, va chạm thì nốt sùi có thể bị vỡ, gây chảy máu và có thể gây nhiễm trùng.

Ngoài cơ quan sinh dục nam, nữ, các nốt sùi mào gà còn có thể xuất hiện trên miệng, lưỡi và hậu môn của bệnh nhân. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như mệt mỏi, chán ăn, đau rát khi quan hệ tình dục,...

Cách phòng bệnh sùi mào gà

Một số biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh sùi mào gà đó là:

- Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy để phòng tránh bệnh sùi mào gà

- Tiêm phỏng vắc-xin HPV biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh sùi mào gà:

- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sùi mào gà sớm

- Chế độ sinh hoạt và làm việc khoa học nhằm tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. 

Đọc thêm:

Sùi mào gà ở nữ: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Bệnh sùi mào gà ở nam giới: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Đăng nhận xét

0 Nhận xét