Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Responsive Advertisement

Sùi mào gà ở nữ: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Sùi mào gà ở nữ ở giai đoạn đầu phát triển âm thầm, các triệu chứng chưa rõ ràng nên thường không được điều trị sớm.

Sùi mào gà ở nữ là bệnh gì?

Sùi mào gà ở nữ là căn bệnh gây ra bởi virus HPV, bệnh phát triển âm thầm ở giai đoạn đầu nên thường không được điều trị sớm.

Sùi mào gà ở nữ giới khó nhận biết hơn ở nam giới bởi cấu tạo bộ phận sinh dục nữ vô cùng phức tạp, ví dụ như là âm đạo, âm vật.

Sùi mào gà ở nữ là bệnh gì?
Sùi mào gà ở nữ là bệnh gì?

Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ nguy hiểm vì làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, gây nguy hại đến khả năng sinh sản và nguy hiểm đến tính mạng.

Triệu chứng sùi mào gà ở nữ

Triệu chứng sùi mào gà ở nữ ban đầu thường là những nốt nhỏ li ti như đầu tăm mọc ở cơ quan sinh dục, thường xuất hiện ở mu, mô lớn, môi nhỏ, âm vật,... thậm chí ở khoang miệng.

Những nốt này ban đầu mọc riêng lẻ, sau sẽ mọc thành cụm và phát triển như những nhú gai, đĩa bẹt hoặc như mào gà, hoa súp lơ, rất dễ chảy máu.

Nếu để lâu triệu chứng bệnh sẽ phát triển rầm rộ hơn, nó lan rộng hơn và việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở nữ

Phụ nữ có thể nhiễm bệnh sùi mào gà do các nguyên nhân sau:

Quan hệ tình dục đường âm đạo, đường miệng hoặc hậu môn

Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người mang mầm bệnh

Do người mẹ mắc bệnh lây truyền qua con khi mang thai hoặc sinh nở

Ngoài ra, những yếu tố sau được xem là nguy cơ làm tăng khả năng nhiễm bệnh sùi mào gà ở nữ như:

Phụ nữ dưới 30 tuổi.

Vệ sinh bộ phận sinh dục kém, thường xuyên ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi để virus phát triển.

Điều trị sùi mào gà ở nữ

Hiện nay, bệnh sùi mào gà ở nữ vẫn chưa có thuốc điều trị triệt để. Các phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà chủ yếu là làm thuyên giảm các triệu chứng. Một số phương pháp sau có thể được thực hiện để loại bỏ mụn cóc sinh dục:

Liệu pháp làm lạnh: Sử dụng nitơ lỏng để làm đóng băng các mụn cóc. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra tác dụng phụ là người bệnh cảm thấy nóng rát, đau, khu vực điều trị bị phồng rộp.

Phẫu thuật: Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ khu vực bị sùi mào gà. Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện gây tê cục bộ vùng bệnh.

Laser: Sử dụng tia laser để đốt cháy các mụn cóc sinh dục. Phương pháp này có thể gây đau nhức ở khu vực sau khi điều trị.

Biến chứng bệnh sùi mào gà ở nữ

Mặc dù type virus HPV gây bệnh sùi mào gà không gây ung thư cổ tử cung, tuy nhiên, một số trường hợp, người bệnh vẫn có thể mắc nhiều type virus HPV, trong đó có type gây ung thư.

Biến chứng bệnh sùi mào gà ở nữ

Biến chứng bệnh sùi mào gà ở nữ

Phụ nữ mắc bệnh sùi mào gà sinh dục khi đang mang thai có thể bị sẩy thai và gặp khó khăn khi sinh nở. Bên cạnh đó, còn có thể lây truyền bệnh cho con. Trẻ sinh ra có thể bị nhiễm virus HPV từ mẹ và phát triển thành bướu có gai ở bộ phận hô hấp, nếu là bé gái có thể bị sùi mào gà ở bộ phận sinh dục.

Phòng ngừa bệnh sùi mào gà ở nữ

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để làm giảm nguy cơ lây nhiễm virus HPV gây bệnh sùi mào gà.
  • Khám sức khỏe định kỳ hàng năm, bao gồm khám phụ khoa hoặc da liễu để kịp thời phát hiện, chẩn đoán bệnh ngay từ giai đoạn đầu.
  • Giữ gìn vệ sinh, đặc biệt là cơ quan sinh dục sạch sẽ. Tránh sử dụng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân với người khác.
  • Có lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá.
  • Trẻ em gái từ 11 - 12 tuổi và phụ nữ từ 13 - 26 tuổi cần chủ động tiêm ngừa vắc-xin HPV để phòng bệnh sùi mào gà và ung thư cổ tử cung.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét