Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Responsive Advertisement

Bệnh mào gà ở phụ nữ: Triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị

Bệnh mào gà ở phụ nữ thường do không phòng ngừa, quan hệ với người nhiễm bệnh; triệu chứng ban đầu rất khó phát hiện nên dẫn đến điều trị muộn.

Bệnh mào gà ở phụ nữ là gì?

Bệnh mào gà ở phụ nữ là một bệnh tình dục thường gặp và nguy hiểm. Do bệnh lây qua đường tình dục là chủ yếu nên mặc dù rất chung thủy nhưng lại bị nhiễm bệnh do chồng "đi công tác" xa nhà lâu ngày đem bệnh về.

Bệnh mào gà ở phụ nữ do virus HPV gây ra. Bệnh còn có các tên gọi là bệnh mồng gà, bệnh sùi mào gà, bệnh mụn cóc tình dục.

Bệnh mào gà ở phụ nữ: Triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị

Bệnh mào gà ở phụ nữ: Triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị

Triệu chứng bệnh mào gà ở phụ nữ

Nếu không xét nghiệm thì thời kỳ ủ bệnh mào gà thường không có biểu hiện đặc biệt, nên bệnh nhân nữ bị mắc bệnh mào gà rất khó phát hiện. Thời kỳ ủ bệnh mào gà ở phụ nữ thường kéo dài 2 hoặc 3 tháng. Sau đó bệnh mào gà ở phụ nữ thường biểu hiện ra bên ngoài thông qua các triệu chứng:

- U nhú màu hồng tươi, mềm, có chân hoặc cuống, không đau.

- Các u nhú này (nốt sùi mào gà) thường gặp ở âm vật, môi lớn, môi nhỏ, xung quanh khu vực hậu môn. Một số trường hợp đặc biệt, các nốt sùi mào gà có thể xuất hiện ở miệng, họng, mắt,...

Khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, các nốt sùi mào gà sẽ phát triển lớn hoặc mọc thành cụm giống như súp lơ, mào gà.

Xem thêm: Xét nghiệm sùi mào gà cần thực hiện khi nào?

Nguyên nhân gây bệnh mào gà ở phụ nữ

Bệnh mào gà ở phụ nữ lây nhiễm do quan hệ tình dục không an toàn. Đặc biệt là phụ nữ làm nghề mại dâm hoặc quan hệ tình dục phóng khoáng với nhiều người là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Bệnh mào gà ở phụ nữ do lây nhiễm từ chồng (hoặc bạn tình): Người chồng nhiễm bệnh mào gà chưa được điều trị dứt điểm, người vợ chưa tiêm vaxcin HPV, quan hệ với chồng bằng đường miệng hoặc giao hợp sẽ bị lây nhiễm bệnh mào gà.

Bệnh mào gà ở phụ nữ lây nhiễm do sử dụng chung đồ lót (với người quan hệ đồng tính nữ) hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân (bàn chải đánh răng, khăn mặt,...) với người mắc bệnh mào gà.

Bệnh mào gà ở phụ nữ lây nhiễm do tiếp xúc với các vết thương hở, nốt sùi mào gà của người bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh mào gà ở phụ nữ

Tiêm vắc xin HPV là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh mào gà.

Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, chỉ quan hệ tình dục khi đã biết sức khỏe, tình trạng bệnh của bạn tình.

Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.

Thực hiện xét nghiệm sùi mào gà khi nghi ngờ nhiễm bệnh hoặc quan hệ với người có biểu hiện bệnh mào gà.

Cần có biện pháp bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái, tránh bị lạm dụng tình dục.

Do bộ phận sinh dục của phụ nữ thường xuyên ẩm ướt dễ tạo điều kiện cho virus phát triển nên cần vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, đặc biệt là sau khi giao hợp để phòng các bệnh tình dục nói chung và bệnh mào gà nói riêng.

Xem thêm: 9 biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả

Điều trị bệnh mào gà ở phụ nữ

Phụ nữ khi mắc bệnh mào gà có thể điều trị bằng các biện pháp sau:

- Sử dụng thuốc làm thuyên giảm các triệu chứng, ức chế, tiêu diệt virus HPV gây bệnh mào gà.

- Sử dụng các biện pháp, thủ thuật đốt hoặc cắt bỏ nốt sùi mào gà.

Do đặc điểm của bộ phận sinh dục nên phụ nữ thường phát hiện mắc bệnh mào gà muộn hơn nam giới. Bệnh mào gà ở phụ nữ thường được phát hiện khi bệnh đã biểu hiện nặng, nên người bệnh cần thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe và không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

Xem thêm: Triệu chứng sùi mào gà ở nữ: Biểu hiện, hình ảnh và vị trí

Đăng nhận xét

0 Nhận xét