Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Responsive Advertisement

Sùi mào gà có ngứa không? Cách nhận biết và điều trị sớm

Sùi mào gà giai đoạn đầu thường không gây ngứa nên người bệnh thường chủ quan hoặc không phát hiện sớm để điều trị bệnh, làm lây nhiễm cho vợ/chồng khi quan hệ.

Sùi mào gà có ngứa không?

Khi quan hệ tình dục không an toàn, hôn hoặc dùng chung đồ lót với người mắc bệnh sùi mào gà, virus HPV sẽ lấy từ người bệnh sang người lành.

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà từ 2-9 tháng, sau đó sẽ bộc phát ra ngoài, gây ra các tổn thương trên nền da hoặc niêm mạc của người bệnh.

Sau giai đoạn ủ bệnh, triệu chứng ban đầu ở người mắc bệnh sùi mào gà là những mụn thịt nhỏ mềm, không gây đau, không ngứa. Những nốt mụn nhỏ này có hình dạng nhú gai hoặc bẹt tròn nhỏ màu hồng, đường kính khoảng 1-2mm.

Sùi mào gà có ngứa không? Cách nhận biết và điều trị sớm

Sùi mào gà có ngứa không? Cách nhận biết và điều trị sớm

Vị trí xuất hiện nốt sùi mào gà thường là:

- Ở cơ quan sinh dục nam, các nốt sùi mào gà giai đoạn đầu thường xuất hiện ở miệng sáo, rãnh bao quy đầu, bao quy đầu, trên thân dương vật,...

- Ở cơ quan sinh dục nữ, các nốt sùi mào gà xuất hiện trên môi lớn, môi bé, âm đạo, âm hộ hoặc sâu bên trong như cổ tử cung,...

Ngoài ra, nốt sùi mào gà còn có thể xuất hiện trên lưỡi, mắt, họng hay bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể.

Nếu người bệnh không phát hiện bệnh sớm để kịp thời điều trị thì các nốt sùi mào gà sẽ phát triển lớn hoặc liên kết thành cụm giống như mào gà, súp lơ kích thước có thể đến vài centimét. Khi phát triển to, các nốt sùi mào gà sẽ gây ngứa, đau đớn cho người bệnh. Nhất là khi quan hệ tình dục, các nốt sùi có thể vỡ gây nhiễm trùng để lại nhiều biến chứng.

Cách nhận biết và điều trị sớm bệnh sùi mào gà

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu ban đầu của bệnh sùi mào gà hoặc nghi ngờ mắc bệnh (do quan hệ tình dục không an toàn, hôn người lạ có dấu hiệu nhiễm bệnh sùi mào gà), bạn nên thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để điều trị sớm. Tránh bệnh diễn biến nặng gây khó khăn và kéo dài trong quá trình điều trị.

Phương pháp điều trị sùi mào gà có thể là:

- Đốt lạnh nốt sùi mào gà bằng nitơ lỏng, bằng laser.

- Xử lý nốt sùi mào gà bằng hóa chất, bằng điện cao tần hoặc phẫu thuật cắt bỏ, nạo.

- Bên cạnh việc cắt - đốt nốt sùi mào gà, bác sĩ sẽ kếp hợp sử dụng thuốc điều trị để tăng cường khả năng miễn dịch và ức chế sự phát triển của virus HPV gây bệnh sùi mào gà.

Hiện tại chưa có phương pháp điều trị triệt để bệnh sùi mào gà, bệnh nhân mắc sùi mào gà xác định mang mầm bệnh suốt đời và có nguy cơ tái phát. Nên sau khi điều trị bệnh nhân cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện tình trạng bệnh.

Do đó giải pháp tốt nhất là phòng ngừa bệnh sùi mào gà.

Xem thêm: Cách phòng ngừa bệnh sùi mào gà

Tin liên quan, các dấu hiệu mắc bệnh sùi mào gà:

- Dấu hiệu sùi mào gà ở lưỡi?

- Dấu hiệu sùi mà gà ở hậu môn

- Dấu hiệu sùi mào gà ở mắt

Đăng nhận xét

0 Nhận xét