Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Responsive Advertisement

Bị sùi mào gà có quan hệ được không?

Bị sùi mào gà bạn nên kiêng quan hệ tình dục, quan hệ bằng miệng với bạn tình trong bao lâu để tránh nguy cơ bệnh trở nặng hoặc tái nhiễm?

Sùi mào gà là bệnh dễ dàng lây truyền qua đường tình dục và xuất hiện ở cả nam và nữ. Virus gâybệnh sùi mào gà là Human Papillomavirus (HPV). Tổn thương là các u sùi có múi xuất hiện ở cơ quan sinh dục.

Bệnh sùi mào gà không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng khó lường. Cụ thể, nó khiến người bệnh tự ti, ngại tiếp xúc với mọi người; ảnh hưởng tới đời sống tình dục; gây đau rát khi đi lại,... Nếu mắc bệnh trong giai đoạn mang thai, thai phụ có nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Thai nhi cũng có nguy cơ mắc bệnh sau khi sinh hoặc nhiễm bệnh khi bú mẹ. Thậm chí, nó còn gây nhiều biến chứng như ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật,... dẫn tới vô sinh, hiếm muộn hoặc tử vong.

Bài liên quan: Bệnh sùi mào gà là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị?

Bị sùi mào gà có quan hệ được không?

Sùi mào gà là bệnh xã hội nguy hiểm, tốc độ lây lan nhanh thông qua tiếp xúc dịch tiết, máu, mủ. Do đó, cả việc quan hệ bằng âm đạo, đường miệng hay hậu môn đều có nguy cơ truyền nhiễm bệnh. (Việc sử dụng bao cao su khi quan hệ thì virus HPV gây bệnh sùi mào gà vẫn có thể lây lan qua việc cọ xát, tiếp xúc với niêm mạc, vết thương hở trên da, hôn bạn tình).

Bị sùi mào gà có quan hệ được không?

 Bị sùi mào gà có quan hệ được không?

Người mắc bệnh sùi mào gà có thể truyền bệnh cho bạn tình ngay từ khi bệnh còn nhẹ, họ không cảm thấy dấu hiệu bệnh.

Do đó, đối với người mắc bệnh sùi mào gà thì bạn tình của họ có thể cũng đã nhiễm bệnh sùi mào gà ở giai đoạn đầu. Để điều trị triệt để, tránh nguy cơ tái nhiễm thì vợ (chồng) của người bệnh cũng cần kiểm tra xem mình có bị nhiễm bệnh sùi mào gà không?

Bài liên quan: Bạn cần xét nghiệm sùi mào gà khi nào?

Quan hệ tình dục khi mắc bệnh sùi mào gà, sẽ khiến sức khỏe càng thêm suy giảm, bệnh tình sẽ ngày trở nên nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, tình trạng lây nhiễm chéo cho bạn tình khiến cho việc điều trị của bạn trở nên vô nghĩa. Tái nhiễm lại ngay sau điều trị.

Bên cạnh kiêng quan hệ, để phòng bệnh có khả năng tái phát, bạn cũng không nên sử dụng đồ lót của người khác, giữ sạch sẽ cơ quan sinh dục, thay và giặt riêng đồ lót. Kể cả trong gia đình cũng phải thực hiện chế độ “mỗi người một chậu - khăn mặt - khăn tắm riêng”

Bài liên quan: Ngủ chung có lây sùi mào gà không?

Điều trị sùi mào gà sau bao lâu thì được quan hệ tình dục?

Về thời gian điều trị sùi mào gà phụ thuộc vào các phương pháp chữa trị dựa trên mức độ bệnh lý, khả năng đáp ứng thuốc, tình trạng bệnh của bệnh nhân,…

- Đối với dùng thuốc để điều trị sùi mào gà trong trường hợp bệnh nhẹ thì cần kiên trì theo chỉ dẫn bác sĩ, tái khám và kiêng quan hệ theo hướng dẫn

- Đối với các phương pháp truyền thống điều trị sùi mào gà như: đốt điện, đốt laser, áp lạnh… thời gian điều trị có thể kéo dài vài liệu trình, phục hồi chậm và có nguy cơ tái phát.

Sau khi điều trị sùi mào gà, người bệnh nên kiêng quan hệ trong 2 tuần đầu; 6 tháng tiếp theo quan hệ cần dùng bao cao su để đảm bảo không bị lây nhiễm cho bạn tình, phòng trường hợp virus còn sót lại. Kết thúc thời gian này, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để kiểm tra lại.

Nếu được chứng nhận là an toàn, bạn có thể quan hệ tình dục một cách thoải mái và không cần các biện pháp phòng tránh. Nhưng hãy nhớ quan hệ chung thủy với bạn tình và bạn tình của bạn chắc chắn không bị nhiễm sùi mào gà hay bất kỳ bệnh tình dục nào nhé!

Bài liên quan: Triệu chứng sùi mào gà ở nữ

Đăng nhận xét

0 Nhận xét